Cơ chế hoạt động của bộ phận cảm biến chuyển động trên đèn cảm ứng

Ngày nay cảm biến chuyển động được sử dụng khá phổ biến đặc biệt là ở trong gia đình hay trong các công ty,khu vực công cộng, v,v…công nghệ mới này được các nhà sản xuất gắn trên các bóng đèn led tạo ra sản phẩm đèn cảm ứng chuyển động làm nhiệm vụ tự động bật tắt đèn chiếu sáng trong ngôi nhà mà không cần động vào bất cứ công tắc  nào. Đèn cảm ứng chuyển động này được lắp đặt phổ biến tại các vị trí như cầu thang, nhà kho, hành lang, nhà vệ sinh, rất tiện dụng và siêu tiết kiệm điện…Hôm nay smartshop sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về cơ chế hoạt động của bộ phận cảm biến chuyển động bên trong chiếc đèn cảm ứng mời bạn đọc tham khảo.

>>Xem thêm: Lời khuyên tiết kiệm tiền hiệu quả bằng đèn thông minh

Cơ chế hoạt động của cảm biến trong đèn cảm ứng

Cảm biến chuyển động hay còn gọi là cảm biến hồng ngoại thụ động được viết tắt (PIR)Cấu tạo của bộ phận cảm biến chuyển động bên trong đèn cảm ứng

Gồm: mắt cảm biến nhiệt và vi mạch điện tử.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến chuyển động của đèn

Mắt cảm biến được thiết kế  bằng 1 thấu kính có khả năng đo sự thay đổi phát xạ hồng ngoại từ bên ngoài trong khu vực quét của mắt, hầu hết các cơ thể chúng ta đều nhiệt độ lớn hơn 0 và phát ra hồng ngoại, mắt thường chúng ta không nhìn thấy được nhưng mắt cảm biến lại có thể làm được và chúng hoạt động dựa theo nguyên tắc đó.chẳng hạn như chúng ta đi qua vùng quét của mắt cảm biến chuyển động thì lập tức mắt sẽ hoạt động và chuyển tín hiệu nhận được về mạch xử lý để bật tắt đèn cảm ứng tự động.

Cách lắp đặt đèn cảm ứng chuyển động

Trước khi lắp đèn việc làm đầu tiên của bạn là xác định được vị trí lắp đèn cảm ứng chuyển động thông minh sao cho đèn có thể quét được chính xác những khu vực mà bạn muốn, đèn cảm ứng chuyển động có góc quét là  360° và phạm vi hoạt động cảm biến là 8m vì thế bạn có thể tìm đặt vị trí của đèn sao cho phù hợp với những nơi bạn muốn lắp đặt.

góc quét của bộ phận cảm biến chuyển động
Góc hoạt động của bộ phận cảm biến trên đèn cảm ứng
đèn led cảm ứng chuyển động
Phạm vi hoạt động của bộ phận cảm biến chuyển động

>>Xem thêm: Giới thiệu chiếc đèn cảm ứng cầu thang tự động bật tắt thông minh

Ưu điểm của đèn cảm ứng chuyển động

  • Đèn sử dụng đế E27 thông dụng
  •  Lắp đặt dễ dàng và dễ sử dụng
  • Đèn led siêu sáng an toàn cho mắt người dùng
  • Siêu tiết kiệm điện

Bài viết về Cơ chế hoạt động của bộ phận cảm biến chuyển động trên đèn cảm ứng, Smartshop giúp bạn tìm hiểu và có cái nhìn khách quan về bộ sản phẩm đèn thông minh để bạn đưa ra quyết định nên hay không dùng đèn cảm ứng cho ngôi nhà của mình vì những gì đèn đem lại là sự tiết kiệm điện đáng kinh ngạc trong thời đại mới này,mọi  thắc mắc về gì về những thiết bị này, bạn đọc có thể liên hệ tới tổng đài CSKH của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp miễn phí 19000120. Xin cám ơn!

>>Xem thêm: 3 lý do nên chọn mua đèn thông minh cho ngôi nhà của bạn