Giải đáp thắc mắc toàn tập về đầu thu truyền hình số mặt đất DVB T2

1. Vì sao có sự khác biệt về giá giữa các loại đầu thu? Có phải đầu thu đắt tiền hơn thu được nhiều kênh hơn không?

– Các loại đầu thu khác nhau về giá là do khác nhau về thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ. Trong cùng một điều kiện sóng, thiết bị, và cách lắp đặt đều hoàn hảo : quý khách dùng đầu thu nào cũng thu được số lượng kênh như nhau tại cùng 1 nơi lắp. Không phải đầu thu đắt tiền hơn mà thu được nhiều kênh hơn.

– Số lượng kênh thu được có khác nhau và nhiều hay ít phụ thuộc vào vị trí quý khách đang ở, vào vị trí đặt anten cao hay thấp, cách trạm phát sóng xa hay gần, chưa kể còn phụ thuộc vào các dây kết nối, tay nghề lắp đặt v.v…. Bất chấp loại đầu thu, anten.

Ví dụ đầu thu Dunals có giá 590.000 đồng và đầu thu VTV 3812 có giá 730.000 đồng đều thu được số lượng kênh là như nhau và độ nét cũng như nhau.

2. Tôi thích xem hệ kênh của VTC, vậy chỉ được mua đầu thu VTC, những đầu thu khác không có những kênh này?

– Hiện tại có 5 đài truyền hình truyền dẫn phát sóng DVB T2: đài AVG, VTV, VTC, SDTV, RTB

– Có trên 60 loại đầu thu DVB T2: đầu thu AVG, VTV, VTC, VNPT, Dunals,… và rất nhiều hãng khác

– Giả sử quý khách ở khu vực được phủ sóng đầy đủ của các đài truyền dẫn phát sóng trên sẽ thu được đầy đủ hệ kênh của mỗi đài truyền dẫn phát sóng đó. Không phải đầu thu VTC mới thu được hệ kênh VTC, hay đầu thu VTV mới thu được hệ kênh VTV. Dùng đầu thu nào cũng thu ra số lượng kênh như nhau.

– Sẽ có trường hợp dù quý khách đang dùng đầu thu VTC, nhưng nơi quý khách ở chưa được phủ sóng của đài truyền dẫn phát sóng VTC thì không bao giờ thu được hệ kênh VTC, dùng sang loại đầu thu khác kết quả cũng vậy. Khi đài truyền dẫn phát sóng phủ sóng tại khu vực đó thì mới thu được.

Xem thêm các loại đầu thu chính hãng đang được phân phối ở Smartshop Tại đây!

3. Đầu thu DVB T2 thu được bao nhiêu kênh?

– Tương tự như trên, không phải đầu thu A thu được bao nhiêu kênh, đầu thu B thu được bao nhiêu kênh, mà tất cả đầu thu đều thu được số lượng kênh như nhau tại cùng 1 điều kiện tại cùng 1 vị trí lắp đặt.

– Thu được bao nhiêu kênh tùy thuộc vào sóng DVB T2 đã được phủ tại nơi quý khách lắp chưa, bao nhiêu đài truyền dẫn phát sóng đã phủ thì sẽ xem được bấy nhiêu kênh của mỗi đài phát đó. Và tùy thuộc anten thu sóng, các thiết bị kết nối, cách lắp,… đều đảm bảo và chuẩn xác.

– Ví dụ: số kênh DVB T2 được phát ra đầy đủ hiện tại là 73 kênh, với điều kiện quý khách nằm trong khu vực phủ sóng, gần trạm phát và đặt anten ở độ cao phù hợp. Các khu vực còn lại tùy vào vị trí xa hoặc gần mà xem được 50, 40 hoặc 30 kênh.

4. Sao bạn tôi ở tỉnh A thu được VTV3, chỗ tôi tỉnh B không có VTV3 ? Công ty quảng cáo đầu DVB T2 thu được trên 70 kênh mà khi mua về lại thu ít kênh hơn?

– Tương tự như trên, số kênh DVB T2 thu được tùy thuộc vào sóng đã được phủ hay chưa tại khu vực quý khách đang ở. Trong 5 đài truyền dẫn phát sóng có bao nhiêu nhà đài đã phủ tại nơi quý khách đang ở thì sẽ thu được bấy nhiêu kênh.

– Ví dụ:

  • Tại trung tâm HN, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh: 50-70 kênh
  • Ninh Bình, Nam Định: 20-30 kênh
  • Nghệ An, Hà Tĩnh: 11 kênh
  • Đà Nẵng: 41 kênh
  • TPHCM, Bình Dương, một phần Đồng Nai: 50-70 kênh
  • Các tỉnh miền Tây: 40-70 kênh
  • Lạng Sơn, Lào Cai, Cà Mau, Bạc Liêu, Tây Nguyên,…: 0 (vì chưa được phủ sóng)

-Trong cùng 1 tỉnh, số lượng kênh sẽ khác nhau giữa các quận huyện tùy thuộc vào khoảng cách xa hay gần trạm phát, vào anten thu sóng và độ cao anten, vào tay nghề lắp đặt, v.v…

6.Lắp đặt anten như thế nào để bắt tín hiệu DVB T2 tốt nhất?

– Sóng DVB T2 là sóng phản xạ, sẽ bị ảnh hưởng bới các vật cản như cây cối, nhà cửa, tường nhà, vật dụng,… vì thế tốt nhất quý khách nên dùng anten để ngoài trời nơi thông thoáng, chân trời hiện ra trước mắt… sẽ thu sóng tốt hơn, đầy đủ kênh hơn và ổn định hơn.

– Anten trong nhà chỉ dùng được khi quý khách ở chung cư từ lầu 10 trở lên và ở gần trạm phát sóng của tất cả các đài truyền dẫn phát sóng, tỉ lệ này khá hiếm nên hầu như 99% đều đặt anten ra ngoài trời.

– Anten ngoài trời hiện nay được thiết kế nhỏ gọn (17x23cm – tờ giấy A4 cắt đôi) nên để ra ngoài vẫn rất thẩm mỹ cho gia đình bạn.

Xem thêm mẫu anten vừa có thể lắp đạt trong nhà, vừa có thể lắp đặt ngoài trời Tại đây!

7. Một đầu thu chia nhiều TV được không ? Một anten dùng cho bao nhiêu đầu thu?

– Một đầu thu chia ra cho bao nhiêu tivi cũng được, nhưng khá bất tiện vì các tivi phải xem cùng 1 kênh giống nhau tại cùng 1 thời điểm, không xem khác kênh nhau được, đây là bản chất của kỹ thuật số (đầu thu K+, đầu thu FPT, Viettel, HTVC,… đều như vậy).

– Một anten có thể chia cho nhiều đầu thu DVB T2. Tuy nhiên, với những cách “tiết kiệm chi phí vật tư” trên sẽ bị suy hao tín hiệu, không đảm bảo truyền sóng và số lượng kênh thu được không còn đủ như bình thường nữa.

– Quý khách nên dùng độc lập: 1 đầu thu – 1 TV – các TV xem kênh riêng biệt nhau.

8. Anten có bị sét đánh không ? 

– Anten nào cũng có khả năng bị sét đánh. Quý khách nên nối đất khi lắp anten.

– Đầu thu không bị sét đánh trực tiếp nhưng bị đánh lan truyền từ anten.

– Các trường hợp ngoài ý muốn như bị sét đánh, thiên tai, cháy nổ, sinh vật lạ chui vào,… khiến thiết bị bị lỗi – không nằm trong chế độ bảo hành của các hãng đầu thu và anten.

Vì thế khi trời mưa, có sấm sét, các bạn nên rút anten ra cho cho đầu còn lại tiếp đất.

9. Đầu thu DVB T2 có thể sử dụng cho tivi đời cũ dùng được không hay bắt buộc phải dùng cho tivi đời mới?

– Đầu thu DVB T2 sử dụng được cho cả tivi đời cũ và tivi đời mới.

– Các loại tivi đời cũ (CRT), TV hiện đại (LED, OLED, màn hình cong,…) không tích hợp DVB T2 bên trong, quý khách mua trọn bộ đầu thu và anten DVB T2.

– Các loại tivi hiện đại có tích hợp sẵn chức năng DVB T2 bên trong thì quý khách chỉ cần mua anten.

10. Sau khi sử dụng DVB T2 một thời gian có bị cắt kênh như chảo lậu ngày xưa không ?

Không. Ngược lại, danh sách kênh DVB T2 miễn phí sẽ ngày càng tăng lên theo lộ trình số hóa toàn quốc.

11. Khi nào khu vực nhà tôi được phủ sóng DVB T2

Xem thêm lộ trình phủ sóng DVB T2 Tại đây!

 

Once you’re able how to buy essay and cheat the college to complete a significant project in a few weeks, then send it off.