Cách sử dụng đầu thu dvb-t2 dễ dàng, tiện lợi nhất

Để đảm bảo cho các bạn khi sử dụng đầu thu DVB T2 được thuận tiện. Hôm nay, Smartshop chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng đầu thu DVB–T2 dễ dàng nhất, tiện lợi nhất. Các bạn hãy cùng Smartshop chúng tôi tham khảo để biết cách sử dụng sản phẩm tốt hơn nhé !

Để sử dụng đầu thu dễ dàng và tiện lợi nhất các bạn làm theo những bước sau đây

I : Xác định vị trí trạm phát sóng truyền hình DVB T2 gần nhất

Tín hiệu của kỹ thuật số mặt đất DVB – T2 được truyền theo đường thẳng, do độ cong của bề mặt trái đất, nên việc DVB-T2 thu sóng ổn định ở khoảng cách tầm trên 100km là khá khó khăn. Nếu như có nhiều vật cản như nhà cao tầng và trên các đồi núi thì khả năng thu sóng sẽ thấp hơn so với  đáng kể. Vì vậy, để thu sóng DVB T2 việc đầu tiên là phải xác định được vị trí của đầu thu  DVB T2.

Sau khi xác định được vị trí trạm phát DVB T2, bạn sẽ tìm được các hướng anten thu, khoảng cách từ anten thu đi đến trạm phát. Bạn nên dùng bản đồ phủ sóng DVB T2, hoặc dùng Google map, để xác định hướng của anten và khoảng cách được chính xác và an toàn của nó.

Chưa có loại anten nào trên thị trường thu tốt ở mọi vị trí và mọi tần số. Yếu tố quan trọng nhất để thu sóng DVB T2 đó là vị trí khoảng cách và hướng từ anten. Các yếu tố khác của sản phẩm bao gồm: công suất phát, chiều cao của anten và các chướng ngại vật cản giữa anten phát và anten thu làm ảnh hưởng.

Tham khảo sản phẩm: Anten dvb-t2

Nếu ở gần đài phát (khoảng vài ba km) và ít chướng ngại vật cản bạn thì  bạn chỉ cần đặt anten DVB T2 trong nhà của bạn là có thể thu tốt sóng truyền hình DVB T2 được. Nhưng khi nó ở vị trí xa hơn và có nhiều chướng ngại vật cản hơn thì phải lựa chọn và lắp đặt anten ở vị trí thoáng và có độ cao hơn, cần lắp cẩn thận hơn mới thu được nhiều sóng DVB T2.

Ngay khi ở trong một khu vực nhất định thì việc phải thu tín hiệu giữa các tòa nhà cũng phải khác nhau. Do đó, tốt nhất là bạn nên mua anten từ một nhà cung cấp uy tín như Smartshop để có thể được đổi, được trả lại khi cần thay đổi.
Việc lắp đặt và dò sóng trên DVB-T2 không quá phức tạp, bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà sau khi xem qua cẩm nang hướng dẫn sử dụng đầu thu kỹ thuật số DVB-T2 mà Smartshop sẽ giới thiệu sau đây.

. Bộ đầu thu VTVHD/T2

Bộ đầu thu VTVHD/T2
Đầu thu và điều khiển từ xa

 

 

Dây và nguồn

. Cài đặt phần cứng
1. Kết nối sử dụng cáp HDMI

su dung cap
sử dụng cáp

. Cài đặt phần mềm

do kenh va cai dat ngon ngu(1)
Dò kênh và cài đặt ngôn ngữ
hinh6 - che do cap nguon angten tu dong
Chế độ cung cấp nguồn tự động

hinh5 - do kenh va cai dat ngon ngu(1) hinh7 - dieu chinh danh sach kenh (1) hinh7 - dieu chinh danh sach kenh hinh8 - thiet lap he thong hinh9 - thiet lap do kenh

II: Chọn anten nào để thu sóng dvb t2 tốt nhất

Hiện nay trên thị trường đang bán rất nhiều loại anten dùng được cho các thiết bị đầu thu kỹ thuật số DVB-T, DVB-T2 và tivi tích hợp được tính năng thu truyền hình số DVB-T2. Có anten trong nhà, loại anten ngoài trời,anten được khuếch đại, anten không được khuếch đại. Các loại anten sẽ  có giá cả khác nhau, loại giá rẻ cũng từ 50.000 – 100.000 đồng, loại trung bình từ trên 100.000 đến 200.000 đồng, các loại anten cao cấp sẽ có giá bán từ trên 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Tùy thuộc điều kiện kinh tế của bạn, ví trí  khoảng cách lắp đặt anten thu sóng với trạm phát sóng, vị trí lắp đặt anten của mỗi người mà chúng ta có thể chọn ra cho mình một loại anten phù hợp với khả năng của mình mà vẫn thu được truyền hình tốt nhất.

Sau đây Smartshop sẽ giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng một số anten sử dụng với đầu thu DVB-T2 tốt nhất một số loại anten cho đầu thu truyền hình kỹ thuật số DVB-T2 đang phổ biến nhất trên thị trường cạnh tranh hiện nay.

Loại anten ngoài trời (outdoor)

Có hai loại anten được nhiều người dùng và thông dụng nhất được sử dụng phổ biến nhiều ở khu vực miền ĐÔNG NAM  BỘ đó là anten LOGA  và loại anten ngoài trời HT-TV rất nhỏ gọn. Cả Anten LOGA và Anten HT-TV đều có thể thu được sóng cách trạm phát lên tới 80km ở điều kiện có địa hình thoáng từ điểm thu đi tới điểm phát, giá bán lẻ dao động vào khoảng tầm từ 75.000 đồng đến 150.000 đồng.

Với mẫu Anten ngoài trời được dùng điều khiển 1050TG cũng có tính năng thu sóng tương tự nhưng vẫn được gắn thêm bộ điều khiển xoay tự động giúp người sử dụng có thể dễ dàng điều chỉnh anten trong quá trình dò tìm tín hiệu, sóng. Vì vậy giá cả của loại anten xoay tự động cũng phải cao hơn anten LOGA khoảng từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng/bộ. Hai loại sản phẩm này đáp ứng được tất cả nhu cầu thu xem truyền hình, giá bán phù hợp, phải chăng với khả năng chi tiêu của nhiều người dân.

Tham khảo thêm : Đầu thu DVB T2 Dunals

Đối với những khu vực sóng ở tp Hà Nội có địa hình khá bằng phẳng không bị che chắn bởi đồi núi, Smartshop cho rằng dùng loại anten của hãng HTTV rất nhỏ gọn các bạn có thể lắp đặt được cả trong nhà cũng như ngoài trời, giá bán chỉ dao động từ 75.000 đồng tới 100.000đồng với mẫu anten này bạn có thể thu sóng truyền hình dvb t2 rất dễ dàng với nhưng mẫu Tv cũng đã tích hợp sẵn DVB- T2 dò đài là bạn có thể xem hơn 50 kênh truyền hình với chất lượng HD siêu nét.

Loại anten trong nhà (indoor)

Sản phẩm này cũng rất đa dạng về mẫu mã, nhưng có nhiều ý kiến khuyên các bạn nên dùng 2 sản phẩm là: Anten trong nhà của đài Truyền hình An Viên và loại được thiết kế giống như anten một râu, giá bán loại này vào khoảng 200.000 đồng.

Ngoài ra, VTV cũng đang bán loại anten trong nhà có khuếch đại giá 220.000 đồng. SDTV cũng đã mới cho ra mắt sản phẩm anten trong nhà có giá 99.000 đồng.

Anten trong nhà có ưu điểm gọn nhẹ, mẫu mã đẹp, tiện để sử dụng nhưng chỉ đáp ứng thu sóng tốt với những hộ gia đình ở chung cư tầng cao, được gần với trạm phát sóng, nó có khả năng thu tín hiệu hơi kém khi xa trạm phát hoặc bị che chắn bởi vật cản.

Loại kết hợp trong nhà và ngoài trời

Loại anten này đang được một số các doanh nghiệp phân phối, trong đó uy tín nhất là anten của công ty TNHH Điện Tử Hoàng Thịnh và Truyền hình An Viên, với  giá bán khoảng tầm 75.000 đồng tới 200.000 đồng. Ưu điểm của loại anten này là gọn nhẹ, mẫu mã đẹp, rất tiện lợi cho người sử dụng có thể gắn được trên tường, cửa sổ, lan can, mái nhà… Chính vì ưu điểm này nên nhiều ý kiến nhận định, đây sẽ là dòng ản phẩm có khả năng thay thế cho các loại anten khác trong  một vài năm cho tới khi nhà nước mở rộng triển khai thêm số hóa truyền hình.

Theo kinh nghiệm của nhiều người, để thu sóng truyền hình số mặt đất tốt, hiệu quả, nếu đã ở gần đài phát, một không gian thoáng, có độ cao vừa phải thì các bạn có thể dùng bất kỳ loại anten ngoài trời nào, kể cả những dòng  anten trong nhà.

Nhưng khi đã ở xa đài phát thì việc đầu tiên là phải xác định đúng vị trí, đúng hướng, anten phải lắp đủ độ cao tốt nhất, sao cho không bị nhà cao tầng che chắn, anten nên được dùng loại chuyên cho kênh UHF có chấn tử ngắn hơn và có càng nhiều chấn tử càng tốt.

Bên cạnh đó, khi lắp đặt anten cần chú ý một số đặc điểm sau: Dùng anten càng  có nhiều chấn tử càng tốt (càng dài thì càng tốt); Đầu anten nên phải hướng thẳng về đài phát; Cột mắc anten càng ở cao càng tốt (nhưng bạn phải cẩn thận sét đánh hoặc vướng dây điện, mưa bão,…); Dùng anten ngoài trời T2 sẽ cho tín hiệu sẽ tốt hơn khi dùng anten này trong nhà; Phải cố định anten không để bị rung (do gió…)

III : Cách chọn dây kết nối anten với đầu thu

Dây anten là một thành phần rất quan trọng. Dây đồng trục có khả năng chống nhiễu và độ bền có thể nói là cao hơn dây song hành, do đó Smartshop khuyên các bạn luôn sử dụng dây đồng trục và dây jack nối tốt trong mọi trường hợp.

Qua thực tế, bạn nên sử dụng đầu nối xoắn với cáp đồng trục do cách lắp đặt dễ dàng hơn, tiện lợi hơn, không cần dụng cụ chuyên dùng và có khả năng chịu nước tốt, phải chắc chắn.

Một số lưu ý về dây anten mà bạn cần biết: luôn sử dụng cáp đồng trục chất lượng cao; hạn chế việc nối dây, không bẻ gập dây; Anten ngoài trời nên phải được nối đất chống sét (đây không chỉ là một cân nhắc an toàn quan trọng mà còn là một trong những yêu cầu bắt buộc tại một số quốc gia); Các kết nối ngoài trời phải được bảo vệ khi tiếp xúc với các yếu tố như thời tiết bằng cách bôi keo silicon lên quanh các mối nối hoặc dán băng keo cách điện.

IV: kết nối anten với đầu thu dvb t2 và TV tích hợp

Bước 1: Các kết nối dây tín hiệu từ đầu thu dvb t2 vào ti vi, đối với những dòng tivi LED, LCD được kết nối qua cổng HDMI, với những dòng tivi cũ bạn nên kết nối qua cổng AV INPUT(3 màu: đỏ,trắng,vàng)

Bước 2:Sau khi định vị anten chúng ta cần kết nối dây cáp đồng trục nối từ anten xuống cắm vào cổng ATN IN của đầu thu. Đối với  những dòng TV tích hợp sẵn bạn chỉ việc cắm trực tiếp vào cổng anten sau TV(Đối với trường hợp bạn sử dụng anten cấp nguồn 5V trước khi cắm bạn  nên chọn chế độ cấp nguồn 5V cho anten )

Bước 3: Bạn cắm bộ chuyển đổi vào đầu thu nguồn cấp điện 220v

Bước 4: Bạn bật TV chọn chế độ dò kênh, bạn có thể dò kênh tự động hoặc dò bằng tay theo tần số đầu thu dvb t2 có sẵn

Lưu ý: trước khi do kênh bạn phải tham khảo sách hướng dẫn của từng model đầu thu và TV để chọn phương thức do kênh sao cho phù hợp

Bước 5: Bạn kiểm tra lại danh sách kênh vừa dò được kiểm tra xem mức sóng đã được ổn định hay chưa? bằng cách nhấn phím INFO trên remote đầu thu

Trên đây là  hướng dẫn cách sử dụng đầu thu DVB-T2 dễ dàng và tiện lợi nhất mà Smartshop chia sẻ cho các bạn, hi vọng bài viết này sẽ giúp nhiều lợi ích và các bạn có thể sử dụng sản phẩm một cách dễ dàng và tiện lợi nhất tại nơi mình đang sinh sống.

Nếu các bạn muốn sử dụng đầu thu DVB-T2, cho dù các bạn ở bất cứ vùng, miền nào trên tổ quốc chỉ cần nhấc điện thoại lên và gọi đến hotline của Smartshop các bạn sẽ được tư vấn nhiệt tình và hướng dẫn lắp đặt tại nhà.

Chúc các bạn có những trải nghiệm đẹp cùng đầu thu DVB-T2!