Phạt tiền “tươi” nếu đi xe máy nghe điện thoại di động, áp dụng từ 1/8

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thay thế cho Nghị định số 171/2013/NĐ-CPNghị định số 107/2014/NĐ-CP với mức phạt mới tăng hơn mức phạt hiện hành.

>>Tìm hiểu: Hướng dẫn sử dụng điều hòa siêu tiết kiệm từ các chuyên gia điện lạnh

Theo Nghị định số 49/2016/NĐ-CP đề xuất tăng mức phạt tiền đối với nhóm người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Cụ thể mức phạt của Nghị định mới như sau: người đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông nếu sử dụng ô dù, điện thoại di động, thiết bị âm thanh bị phạt tiền từ 100.000 – 200. 000 nghìn đồng (mức phạt cũ của Nghị định 171/2013/NĐ-CP là 60.000 – 80.000 nghìn đồng).

phạt tiền khi đi xe máy và nghe điện thoại
Từ 1/8 áp dụng mức phạt mới đối với trường hợp vừa điều khiển xe tham gia giao thông vừa nghe điện thoại
phạt tiền nếu vừa lái xe vừa nghe điện thoại
Mức phạt được áp dụng với nhiều trường hợp: sử dụng ô dù, xe máy điện…

Trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người ngồi sau phương tiện tham gia giao thông  không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài quai theo đúng quy cách bị tiền phạt từ 100.000 – 200.000 nghìn đồng,  trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi phạm pháp luật.

Cũng theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô khi tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/ 1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền với mức phạt tăng từ 16 – 18 triệu đồng (tăng hơn so với mức phạt của Nghị định cũ 171/2013/NĐ-CP là từ 10 – 15 triệu đồng). Nếu người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ cũng bị áp dụng mức phạt trên.

Ngoài ra, nếu tài xế dùng chân để điều khiển vô lăng ô tô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. Mức phạt cụ thể: tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng (trong trường hợp có GPLX) hoặc bị phạt tiền từ 16- 18 triệu đồng (trong trường hợp không có GPLX).

>> Xem thêm: Tìm hiểu chất lỏng hô biến trái xanh thành trái chín